Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

CHỚ TIN NHỮNG GÌ ANH CHÁNH NÓI

Đan Tâm
Gần đây, khi tìm hiểu thông tin trên mạng, vô tình tôi vào trang “Sư phạm áo nâu” và bắt gặp những bài viết của tác giả Trần Văn Chánh. Kể ra cũng chẳng có gì đáng bàn, bởi đây là ý kiến cá nhân, trong thời đại dân chủ, nhưng bất chợt thấy Anh Chánh có ngỏ ý muốn được phản biện về những điều sai sót, bất cập của mình; vì thế tôi muốn có đôi lời bàn luận, để rộng đường dư luận minh xét. Ngoài những cảm nhận khác, cảm nhận bao trùm của tôi và số đông độc giả là những gì Anh Chánh viết trong chuyên trang này là không đáng tin cậy; bởi những lý do sau:
Thứ nhất, anh chánh tự mâu thuẫn với chính mình
Trong bài viết đề ngày  30.3.2015 (Chỉnh sửa-bổ sung 1.9.2016), mặc dù cách dùng thuật ngữ, ngôn từ chưa toát nên hết cái hay cái đẹp của chủ nghĩa C.Mác, nhưng tinh thần chung là Anh Chánh hết lời ca ngợi C.Mác, chủ nghĩa Mác. Anh Chánh viết: “không ai trên thế giới lại không cảm phục thiên tài và nhiệt tâm của Marx, cũng như vai trò tư tưởng của ông trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại” “tiếng nói của Mác-Ăngghen chứa đựng trong các sách kinh điển của các ông vẫn còn là tiếng kêu lớn vang vọng lâu dài để tiếp tục cảnh tỉnh và lay động lương tri con người và “trước sau vẫn là một hệ thống triết lý có ý nghĩa, vai trò cũng như ảnh hưởng rất to lớn trong toàn bộ lịch sử triết học nhân loại và đã góp phần soi sáng nhận thức cho toàn thể loài người về mọi hiện tượng diễn ra trong sự vận động của cả giới tự nhiên lẫn xã hội; nếu chịu nghiên cứu sâu chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt riêng về triết học Mác-Ăngghen, bằng tinh thần khách quan khoa học, thì bên trong hẳn còn lắm điều hay”; từ đó Anh Chánh nhắc mọi người, tất nhiên trong đó có cả Anh Chánh, những người cùng hội cùng thuyền với Anh Chánh và các thế hệ mai sau: “Trước sau nó vẫn còn là một hệ thống tư tưởng lớn đáng được nghiên cứu, tham khảo, giảng dạy một cách nghiêm túc với tinh thần mới mẻ và khách quan hơn”. Xin độc giả lưu ý, ở đây Anh Chánh luôn dùng từ trước sau để chỉ giá trị trường tồn và giá trị hiện thực của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Nhưng, cuộc đời thường ngại những chữ nhưng, ngày 12.9.2016  tức 12 ngày sau khi đã cân nhắc chỉnh sửa những ý tứ trên trong bài viết đề ngày 01 tháng 9 năm 2016 Anh Chánh lại coi chủ nghĩa Mác - Lênin là “nọc độc” và đưa ra lời khuyên đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo là “không gì nhanh gọn bằng quyết định bãi bỏ ngay bộ môn Mác-Lênin trong hết thảy các trường cao đẳng-đại học”. “… và  đây là cách mau lẹ, ít tốn kém, mang lại hiệu quả thiết thực.”
Không cần phải suy nghĩ sâu xa, không cần những kiến thức uyên thâm tự những câu trích dẫn trên đây bạn đọc gần xa đã thấy Anh Chánh tự mâu thuẫn với mình như thế nào? Điều cần lưu tâm là vì sao Anh Chánh lại tự mâu thuẫn như vậy
Theo thiển ý của chúng tôi ít nhất có 2 lý do để Anh Chánh tự mâu thuẫn với mình
Lý do thứ nhất, Anh chánh là người ích kỷ, Anh thấy chủ nghĩa Mác - Lênin rất hay, rất giá trị, rất đắc dụng nên Anh không muốn tuyên truyền phổ biến cho người khác, giống như người  có vật báu không muốn trao gửi cho kẻ khác, nếu như vậy Anh Chánh quả là người rất ích kỷ!!!
Lý do thứ hai, do Anh Chánh đã nhầm lẫn giữa công cụ và việc sử dụng công cụ.  Bởi vì, nếu chủ nghĩa Mác - Lênin là một công cụ rất có giá trị, nhưng vì cách giảng dạy chưa tốt nên cần xóa bỏ ngay bộ môn chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo lôgic trên liệu đối với thuốc kháng sinh, một phát minh vĩ đại của nhân loại, từ khi ra đời tới nay nó đã cứu giúp bao con người trên trái đất thoát khỏi lưỡi hái của tử thần, nhưng do một số người sử dụng không đúng, đã gây ra những hậu quả đáng tiếc; Vậy chắc Anh chánh sẽ khuyên chúng ta nên vứt bỏ hết mọi kháng sinh đi, đừng sử dụng chúng nữa, mặc cho hàng triệu con người trên thế giới với những bệnh tật dang tiếp tục hành hạ họ?    
Thứ hai, Anh Chánh nhìn nhận phiến diện.
Trong bài “Bang vô đạo”, 22.11.2016 Tác giả gởi cho viet-studies ngày 24-11-16;  Anh Chánh cho rằng tình hình Việt Nam hiện nay là vô phương cứu chữa. Cứ như lời Anh Chánh chắc nền kinh tế Việt Nam sắp vỡ nợ, người dân Việt Nam sẽ vô cùng khốn khổ. Nhưng nếu Anh Chánh bớt chút thời gian nghiên cứu bảng thống kê về GDP toàn thế giới 10 năm trở lại đây sẽ thấy: Tuy tốc độ tăng GDP có khác nhau nhưng GDP của Việt Nam liên tục tăng ít nhất từ 5, 30% năm 2012 đến 8,46% năm 2007 trong khi đó những cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp đều có những năm kinh tế  thụt lùi: (GDP của Mỹ: Năm 2008 tăng trưởng -0,36%, năm 2009 tăng trưởng – 2,8% Nhật: năm 2008 = -1,04%; 2009 = -5,53%; 2014= -0,14%; Đức: năm 2009= -5,15%; Pháp năm 2008=  -0,08%; năm 2009= -3,15%  ). Và theo Báo cáo chỉ số hành tinh hạnh phúc do Quĩ kinh tế mới công bố thì năm 2016 Việt Nam được xếp thứ 5; đứng trên rất nhiều nước trên thế giới; trong đó có Mỹ và nhiều nước tư bản phương Tây.
 Câu hỏi đặt ra là: người đọc sẽ tin vào những nhận định của cá nhân  Anh Chánh hay tin vào sự đánh giá của các tổ chức quốc tế có uy tín ???   
Thứ ba, Anh Chánh nói một đằng làm một nẻo
Trong bài “ Nghĩ về một thái độ tranh luận”, viết ngày 30.6.2015 đăng trên Bán nguyệt san Văn Hóa Phật Giáo, số 229 (15.7.2015), Anh Chánh đòi hỏi người viết, người tranh luận phải khách quan, công tâm, phải khoa học đừng truy chụp… Giá… giá Anh Chánh thực hiện được điều này chắc các độc giả trong đó có tôi sẽ rất vui mừng. Nhưng sự thực như đã phân tích trên với cách nhìn phiến diện một chiều thì sẽ không và không bao giờ Anh Chánh phản ánh đúng một sự vật hiện tượng; nghĩa là phản ánh sự vật trên tinh thần khách quan khoa học. Hơn nữa, vì Anh Chánh tự mâu thuẫn với mình, tiền hậu bất nhất, đưa ra những kết luận không có dẫn chứng chỉ nói chừng chừng, cảm tính. Rõ ràng tư duy của Anh Chánh về xã hội có vấn đề, không bình thường.
Vì thế, độc giả chớ tin Anh Chánh; nếu đã trót tin về những kết luận không chỉ  sai về  cách suy nghĩ mang đậm màu sắc chủ quan,  tùy tiện mà còn sai lầm về nội dung thì hãy sớm nhìn lại, nghĩ lại để không tự rước họa vào thân, tự lừa dối mình hoặc bị người khác lừa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét