Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Chuyện “Trưng cầu ý dân” trên facebook của nick name “Pham Thomas”

Một trưng cầu ý dân kêu gọi như tiếng chim lợn” kêu đêm lại vọng lên trên không gian mạng. Trưng cầu ý dân kêu gọi lật đổ” Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để thay thế bằng chính thể Đệ tam cộng hòa”. Nội dung trên đã thấy sự khôi hài, gây cười, lại còn bỏ phiếu tín nhiệm cho Đào Minh Quân (từng là Trung úy Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đang sinh sống tại Hoa Kỳ) lại càng làm thấy sự lố bịch, làm  ô nhiễm” bầu không gian mạng.
Nhân vật Pham Thomas” Tây chẳng ra Tây, Việt chẳng ra Việt và Đào Minh Quân diện mạo như thế nào, đại diện cho ai chẳng ai biết, nhưng chắc chắn là đã từng theo quân xâm lược, chống lại nhân dân, chống lại dân tộc. Hiện chắc  chẳng còn đất dung thân cũng như được thừa nhận là con người Việt Nam thì dù có Đệ tam hay Đệ tứ Cộng hòa cũng thế thôi.

Lẽ ra phải nhìn thấy những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới 30 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức, quản lý của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì cũng thức tỉnh lương tâm để biết ăn năn, hối lỗi quá khứ của mình và trở về với đất nước, ít nhất cũng được lời nói xã giao mà cũng không được. Đằng này lại còn nhân danh này khác để chống phá cách mạng, gây rối nhận thức, tâm lý trong xã hội bằng Trưng cầu ý dân” kiểu ấy./.
Lẽ Phải 

Lại bàn về “Thoáng suy tư về nền quốc phòng” của Lê Nguyên

Chỉ cần xem tiêu đề Thoáng suy tư về nền quốc phòng” của Lê Nguyên cũng thấy khó chịu với kẻ thấp lùn về trí tuệ cũng như tâm can không trong sáng. Lẽ ra phải bàn luận với những ai có sự đào sâu suy nghĩ trong tư duy, thì lại phải nghe, phải luận bàn với người chỉ có một thoáng tư duy.
Với người dân có học vấn thấp nhất thì cũng hiểu nền quốc phòng Việt Nam mang tính nhân dân, toàn dân. Ấy thế mà, ông Lê Nguyên không nói đến, thực chất là không hiểu và cố tình phủ nhận mất tính nhân dân, toàn dân để đòi liên minh quân sự với Mỹ và các nước châu Âu”.

Đã là tính nhân dân, toàn dân cũng có nghĩa không cần phải dựa vào những nước khác, tự lực cách sinh, sức mạnh của toàn dân. Trong lịch sử, dân tộc ta cũng có được vào nước nào đâu, mà vẫn vượt qua khó khăn, gian khổ làm nên những kỳ tích trấn động địa cầu. Thế mà, Lê Nguyên chẳng hiểu sao trong điều kiện hiện nay, có những thuận lợi to lớn lại đưa ra luận điệu như vậy. Thật là một học giả rởm” của thời hiện đại. Ông hãy lo đến thân ông, một người lạc lõng trong thế gian này, còn Đảng và nhân dân Việt Nam có trách nhiệm với lịch sử dân tộc, với hiện tại và tương lai đất nước./
Lẽ phải 

“Việt Tân” hay là “Việt cổ hủ”

Đối những kẻ tự coi mình là Việt Tân” đã đưa ra nhiều quan điểm, luận điệu chống phá cách mạng, phản lại nhân dân, phản lại dân tộc. Cũng có nhiều người có lương tâm, có trách nhiệm phản bác, nhưng chúng vẫn còn lảm nhảm với bản chất cũ bằng những ngôn từ khác. Cái tên Việt Tân lẽ ra phải là cái gì mới, hợp xu thế phát triển, ngờ đâu lại bộc rõ tư duy của kẻ cổ hủ nhất. Với nội dung quan điểm của họ thì hợp với cái tên Việt cổ hủ” thì hợp hơn.

Gần đây cách thức kêu gọi tham gia Cuộc thi sáng tác thơ” theo chủ đề Tinh thần bảo vệ bờ cõi trong 3 biến cố chống xâm lăng phương Bắc” càng thấy rõ tư duy cũ, cổ, thậm chí còn hàm ý đồ thâm độc, phản dân, hại nước. Việt Tân thì phải nhìn thẳng vào hiện tại và hướng đến tương lai tươi sáng của xu thế chung về hòa bình, tiến bộ, đoàn kết, các bên cùng có lợi, thì họ lại cố lái sang hướng chia rẽ, mất đoàn kết và phá hoại quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng ta. Thơ hay phú, hay gì đi nữa thì cũng phải hướng đến tiến bộ, văn minh mới phải. Đằng này, lại bộc lộ cái tâm đen, trí tối thì làm mất đi cái hồn thơ đích thực, chân chính và chỉ là một thứ băng hoại tâm hồn con người./.
Lẽ Phải

Luận điệu “Dân oan” của Bùi Thị Minh Hằng chỉ là “vu oan cho dân”

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có những điều luật về quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của công dân. Những điều luật đó luôn công khai, và thấu hợp lòng dân bởi đã qua trưng cầu dân ý. Thế mà, gần đây, Bùi Thị Minh Hằng vi phạm pháp luật, bị pháp luật phán xét. Đó là sự phán xét của dân, theo ý dân. Việc Thị đưa ra dân oan” chỉ là vu oan cho dân”. Trường hợp chống phá của Thị mà pháp luật không xử nghiêm thì trái ý dân. Vì vậy, không có ai oan, chỉ có Thị vu oan cho pháp luật, cho nhân dân.

Từ những dẫn luận trên thì việc Thị trả lời phóng viên BBC rằng Việt Nam là cường quốc dân oan”; đã tốt nghiệp loại ưu trường đào tạo những người đấu tranh do nhà cầm quyền tổ chức” và sẽ tiếp tục đấu tranh đòi quyền tự do cho dân oan” chỉ là nhảm nhí. Thoạt nghe thuật ngữ cường quốc dân oan” mà Thị dùng cũng thấy lạ tai, nhưng cũng vu vơ chẳng thấy trên thực tế. Rồi kỳ lạ thay cho Thị tự nhận mình tốt nghiệp này khác và đặc biệt hơn là tuyên bố sẽ tiếp tục đấu tranh đòi quyền tự do cho dân oan. Với Thị càng tiếp tục đấu tranh càng vu oan cho dân mà đại biểu là pháp luật. Tội vu oan không chỉ thời hiện đại là vi phạm pháp luật, mà trong truyền thống dân tộc ta thường bị nguyền rủa kiểu vừa đánh đĩ, vừa la làng” ./.
Lẽ Phải

CHỚ TIN NHỮNG GÌ ANH CHÁNH NÓI

Đan Tâm
Gần đây, khi tìm hiểu thông tin trên mạng, vô tình tôi vào trang “Sư phạm áo nâu” và bắt gặp những bài viết của tác giả Trần Văn Chánh. Kể ra cũng chẳng có gì đáng bàn, bởi đây là ý kiến cá nhân, trong thời đại dân chủ, nhưng bất chợt thấy Anh Chánh có ngỏ ý muốn được phản biện về những điều sai sót, bất cập của mình; vì thế tôi muốn có đôi lời bàn luận, để rộng đường dư luận minh xét. Ngoài những cảm nhận khác, cảm nhận bao trùm của tôi và số đông độc giả là những gì Anh Chánh viết trong chuyên trang này là không đáng tin cậy; bởi những lý do sau:
Thứ nhất, anh chánh tự mâu thuẫn với chính mình
Trong bài viết đề ngày  30.3.2015 (Chỉnh sửa-bổ sung 1.9.2016), mặc dù cách dùng thuật ngữ, ngôn từ chưa toát nên hết cái hay cái đẹp của chủ nghĩa C.Mác, nhưng tinh thần chung là Anh Chánh hết lời ca ngợi C.Mác, chủ nghĩa Mác. Anh Chánh viết: “không ai trên thế giới lại không cảm phục thiên tài và nhiệt tâm của Marx, cũng như vai trò tư tưởng của ông trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại” “tiếng nói của Mác-Ăngghen chứa đựng trong các sách kinh điển của các ông vẫn còn là tiếng kêu lớn vang vọng lâu dài để tiếp tục cảnh tỉnh và lay động lương tri con người và “trước sau vẫn là một hệ thống triết lý có ý nghĩa, vai trò cũng như ảnh hưởng rất to lớn trong toàn bộ lịch sử triết học nhân loại và đã góp phần soi sáng nhận thức cho toàn thể loài người về mọi hiện tượng diễn ra trong sự vận động của cả giới tự nhiên lẫn xã hội; nếu chịu nghiên cứu sâu chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt riêng về triết học Mác-Ăngghen, bằng tinh thần khách quan khoa học, thì bên trong hẳn còn lắm điều hay”; từ đó Anh Chánh nhắc mọi người, tất nhiên trong đó có cả Anh Chánh, những người cùng hội cùng thuyền với Anh Chánh và các thế hệ mai sau: “Trước sau nó vẫn còn là một hệ thống tư tưởng lớn đáng được nghiên cứu, tham khảo, giảng dạy một cách nghiêm túc với tinh thần mới mẻ và khách quan hơn”. Xin độc giả lưu ý, ở đây Anh Chánh luôn dùng từ trước sau để chỉ giá trị trường tồn và giá trị hiện thực của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Nhưng, cuộc đời thường ngại những chữ nhưng, ngày 12.9.2016  tức 12 ngày sau khi đã cân nhắc chỉnh sửa những ý tứ trên trong bài viết đề ngày 01 tháng 9 năm 2016 Anh Chánh lại coi chủ nghĩa Mác - Lênin là “nọc độc” và đưa ra lời khuyên đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo là “không gì nhanh gọn bằng quyết định bãi bỏ ngay bộ môn Mác-Lênin trong hết thảy các trường cao đẳng-đại học”. “… và  đây là cách mau lẹ, ít tốn kém, mang lại hiệu quả thiết thực.”
Không cần phải suy nghĩ sâu xa, không cần những kiến thức uyên thâm tự những câu trích dẫn trên đây bạn đọc gần xa đã thấy Anh Chánh tự mâu thuẫn với mình như thế nào? Điều cần lưu tâm là vì sao Anh Chánh lại tự mâu thuẫn như vậy
Theo thiển ý của chúng tôi ít nhất có 2 lý do để Anh Chánh tự mâu thuẫn với mình
Lý do thứ nhất, Anh chánh là người ích kỷ, Anh thấy chủ nghĩa Mác - Lênin rất hay, rất giá trị, rất đắc dụng nên Anh không muốn tuyên truyền phổ biến cho người khác, giống như người  có vật báu không muốn trao gửi cho kẻ khác, nếu như vậy Anh Chánh quả là người rất ích kỷ!!!
Lý do thứ hai, do Anh Chánh đã nhầm lẫn giữa công cụ và việc sử dụng công cụ.  Bởi vì, nếu chủ nghĩa Mác - Lênin là một công cụ rất có giá trị, nhưng vì cách giảng dạy chưa tốt nên cần xóa bỏ ngay bộ môn chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo lôgic trên liệu đối với thuốc kháng sinh, một phát minh vĩ đại của nhân loại, từ khi ra đời tới nay nó đã cứu giúp bao con người trên trái đất thoát khỏi lưỡi hái của tử thần, nhưng do một số người sử dụng không đúng, đã gây ra những hậu quả đáng tiếc; Vậy chắc Anh chánh sẽ khuyên chúng ta nên vứt bỏ hết mọi kháng sinh đi, đừng sử dụng chúng nữa, mặc cho hàng triệu con người trên thế giới với những bệnh tật dang tiếp tục hành hạ họ?    
Thứ hai, Anh Chánh nhìn nhận phiến diện.
Trong bài “Bang vô đạo”, 22.11.2016 Tác giả gởi cho viet-studies ngày 24-11-16;  Anh Chánh cho rằng tình hình Việt Nam hiện nay là vô phương cứu chữa. Cứ như lời Anh Chánh chắc nền kinh tế Việt Nam sắp vỡ nợ, người dân Việt Nam sẽ vô cùng khốn khổ. Nhưng nếu Anh Chánh bớt chút thời gian nghiên cứu bảng thống kê về GDP toàn thế giới 10 năm trở lại đây sẽ thấy: Tuy tốc độ tăng GDP có khác nhau nhưng GDP của Việt Nam liên tục tăng ít nhất từ 5, 30% năm 2012 đến 8,46% năm 2007 trong khi đó những cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp đều có những năm kinh tế  thụt lùi: (GDP của Mỹ: Năm 2008 tăng trưởng -0,36%, năm 2009 tăng trưởng – 2,8% Nhật: năm 2008 = -1,04%; 2009 = -5,53%; 2014= -0,14%; Đức: năm 2009= -5,15%; Pháp năm 2008=  -0,08%; năm 2009= -3,15%  ). Và theo Báo cáo chỉ số hành tinh hạnh phúc do Quĩ kinh tế mới công bố thì năm 2016 Việt Nam được xếp thứ 5; đứng trên rất nhiều nước trên thế giới; trong đó có Mỹ và nhiều nước tư bản phương Tây.
 Câu hỏi đặt ra là: người đọc sẽ tin vào những nhận định của cá nhân  Anh Chánh hay tin vào sự đánh giá của các tổ chức quốc tế có uy tín ???   
Thứ ba, Anh Chánh nói một đằng làm một nẻo
Trong bài “ Nghĩ về một thái độ tranh luận”, viết ngày 30.6.2015 đăng trên Bán nguyệt san Văn Hóa Phật Giáo, số 229 (15.7.2015), Anh Chánh đòi hỏi người viết, người tranh luận phải khách quan, công tâm, phải khoa học đừng truy chụp… Giá… giá Anh Chánh thực hiện được điều này chắc các độc giả trong đó có tôi sẽ rất vui mừng. Nhưng sự thực như đã phân tích trên với cách nhìn phiến diện một chiều thì sẽ không và không bao giờ Anh Chánh phản ánh đúng một sự vật hiện tượng; nghĩa là phản ánh sự vật trên tinh thần khách quan khoa học. Hơn nữa, vì Anh Chánh tự mâu thuẫn với mình, tiền hậu bất nhất, đưa ra những kết luận không có dẫn chứng chỉ nói chừng chừng, cảm tính. Rõ ràng tư duy của Anh Chánh về xã hội có vấn đề, không bình thường.
Vì thế, độc giả chớ tin Anh Chánh; nếu đã trót tin về những kết luận không chỉ  sai về  cách suy nghĩ mang đậm màu sắc chủ quan,  tùy tiện mà còn sai lầm về nội dung thì hãy sớm nhìn lại, nghĩ lại để không tự rước họa vào thân, tự lừa dối mình hoặc bị người khác lừa.

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

“LIÊN MINH THẦN THÁNH” CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN VÀ CÁC THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG HIỆN NAY - MỘT PHƯƠNG THỨC MỚI NHƯNG MỤC TIÊU THÌ KHÔNG THAY ĐỔI

                                                                              Nam
          Cách đây gần 170 năm, khi chủ nghĩa cộng sản khoa học ra đời đã trở thành nỗi ám ảnh, kinh hoàng cho giai cấp tư sản và các thế lực phản động. Lúc đó giai cấp tư sản gọi chủ nghĩa cộng sản khoa học là “bóng ma”. Trong tác phẩm Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (năm 1848), C.Mác viết: “Một bóng ma đang ám ảnh ở châu Âu: bóng ma chủ nghĩa cộng sản”.
          Chủ nghĩa Mác ra đời là hệ tư tưởng, vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp công nhân, làm cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản từ tự phát nâng lên thành tự giác. Thế là “Tất cả những thế lực của châu Âu cũ: Giáo hoàng và Nga hoàng, Mét-téc-ních và Ghi - dô, bọn cấp tiến Pháp và bọn cảnh sát Đức, đều đã liên hợp lại thành một liên minh thần thánh để trừ khử bóng ma đó”. Liên minh, tập hợp lực lượng để tìm cách “trừ khử bóng ma” của giai cấp tư sản bằng nhiều cách thức, thủ đoạn; chúng xuyên tạc, phủ nhận, rồi đi đến xóa bỏ chủ nghĩa Mác ngay từ khi mới ra đời, mục tiêu này từ đầu cho đến nay của giai cấp tư sản và các thế lực phản động là không thay đổi.
          Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc, các học giả tư sản, những tên bồi bút (nói thuê, viết thuê…) của giai cấp tư sản móc nối với các thế lực phản động trong nước vẫn thành một liên minh chặt chẽ với nhau, lúc ngấm ngầm, lúc công khai (liên minh thần thánh như cách mà C.Mác đã vạch mặt, chỉ tên, nhưng lại là ở thời điểm hiện tại) để chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của chúng ta. Chúng tìm cách, nghĩ kế để phủ nhận hệ thống lý luận khoa học và cách mạng, moi tin, săn tin, ghép hình ảnh, xuyên tạc, tuyên truyền, nói xấu, nói sai sự thật hòng chống phá rồi đi tới hạ bệ hệ tư tưởng, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mục tiêu này từ trước đến nay của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động là không thay đổi nhất là từ khi chúng ta mở cửa và hội nhập trong điều kiện sự phát triển truyền thông, mạng internet thì những phương thức chống phá của chúng lại càng tinh vi, xảo quyệt.

          Thật là “liên minh thần thánh” của những lực lượng phản động với âm mưu thâm độc, mưu đồ chính trị với cách làm xảo trá, bẩn thỉu để chống phá chúng ta. Chúng ta cần cảnh giác vạch trần bản chất, âm mưu mà đấu tranh với liên minh ma quỷ của giai cấp tư sản, các thế lực phản động để bảo vệ, bổ sung và phát triển học thuyết khoa học và cách mạng, vũ khí lý luận đó là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của chúng ta!

SỰ ĐÚNG ĐẮN VẬN DỤNG CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN Ở VIỆT NAM

HB

 

Trong thời gian qua, có những kẻ đã quá nhấn mạnh "tính đặc thù" của Việt Nam. Họ cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin không thể áp dụng với tâm lý và nhu cầu của con người và hoàn cảnh của Việt Nam. Bởi vì lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời cơ bản xuất phát từ thực tiễn phát triển của các nước châu Âu thế kỷ 18, 19. Thế nhưng hiện nay thế giới đang ở cuộc cách mạng 4.0, mà Việt Nam là một nước lạc hậu lại đem áp dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam là không phù hợp.

Trước hết phải khẳng định rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin là thành tựu trí tuệ của nhân loại. Chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời trên cở sở những tri thức tiên tiến nhất của thời đại và những thành tựu về lý luận trong lịch sử của cả phương đông và phương tây. Ngay các nhà sáng lập của chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhiều lần khẳng định, học thuyết của các ông không phải là cái đã xong xuôi hẳn, còn nhiều điều các ông chưa có điều kiện, thời gian, cơ hội nghiên cứu cho nên các thế hệ cần bổ sung và phát triển. Mặt khác chủ nghĩa Mác - Lênin là cách mạng và khoa học, nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Do đó nó hoàn toàn có khả năng dự báo theo đúng quy luật.

Tại Việt Nam, từ những năm 20 của thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập vào thông qua lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và một số chiến sĩ cách mạng tiền bối bấy giờ và ngày càng được truyền bá rộng rãi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh lịch sử đặc thù của Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh vừa là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể để giải quyết các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, vừa là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin thích ứng với những vấn đề do thực tiễn đất nước và lịch sử thời đại mới đặt ra.

Đảng cộng sản Việt nam lãnh đạo công cuộc đổi mới đến nay đạt được những thành tựu hết sức to lớn và có ý nghĩa lịch sử cũng chính nhờ chúng ta nhận thức đúng đắn bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng một cách sáng tạo trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới vừa qua cho thấy, kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã ngày càng làm sáng tỏ con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta thời kỳ đổi mới. Đó là con đường phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa; tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa; nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền tảng kinh tế hiện đại.


Với sự hoàn thiện không ngừng trong thực tiễn, tư duy lý luận của Đảng ta đã cho thấy chủ nghĩa Mác - Lênin hoàn toàn vận dụng vào Việt Nam để đưa nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội và cao hơn là chủ nghĩa cộng sản. 

NHẬN DIỆN NHỮNG BIỂU HIỆN SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 KHOA XII ĐỂ ĐẨY MẠNH TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH

Chân Lý

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nhiều lần cảnh báo sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay đã chỉ rõ một trong ba vấn đề cấp bách là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục nhận định: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn”[1]. Tuy nhiên, Đại hội XII của Đảng chưa nhận diện và chỉ rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị là gì.
Điểm mới của Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII là Đảng ta đã chỉ ra cụ thể chín biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị đó là: Phai nhạt lý tưởng cách mạng; nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác; khi có khuyết điểm thì giấu giếm, thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng. Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm. Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ. Tham vọng chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức. Vướng vào "tư duy nhiệm kỳ", chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện...
Cùng với việc chỉ ra chín biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII cũng chỉ ra chín biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, chín biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Như vậy, cái mới của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII là: “… Trung ương thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trong đó nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin, nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; thậm chí sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa theo những nhận thức, quan điểm sai trái, lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách nhiệm vụ được giao; không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng; sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, ham quyền lợi; bè phái cục bộ, mất đoàn kết; quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân”[2].
Vì vậy, nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện suy thoái để đẩy mạnh tự phê bình và phê bình và đề ra các giải pháp phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết hiện nay.



[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb CTQG, Hà Nội, 2016, tr. 185.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 143 - 144

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VÀ CƠ HỘI CHÍNH TRỊ

Chân Lý
Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã thống nhất ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW "Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ".  Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII ra đời cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn thể hiện rõ quan điểm và quyết tâm không bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp và những hành vi ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí; kiên quyết xử lý kỷ luật những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, tham nhũng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”..  
Lợi dụng việc Đảng ta ra Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã xuyên tạc quan điểm, đường lối của Đảng, nhằm “Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước”[1]. Các thế lực thù địch, cơ hội chính trị cho rằng, việc Đảng Cộng sản Việt Nam phải đưa ra vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng cho thấy nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng không phải từ xa, từ bên ngoài mà từ trong nội bộ, Đảng chỉ sửa lỗi hệ thống “kiểu giật gấu vá vai”, là sự “tụt hậu” về ý thức hệ và sự sụp đổ là tất yếu; rằng việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng được đề ra từ rất lâu, nhưng đến nay chưa có kết quả, việc triển khai các Nghị Quyết Trung ương từ trước đến nay chỉ là hình thức. Từ đó, họ “lái” nhận thức xã hội về cuộc đấu tranh chống tham nhũng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của Đảng ta sang mục tiêu phủ nhận vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những thông tin mà các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tán phát trên không gian mạng không chỉ nhằm xuyên tạc sự thật, mà còn nhằm gây chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước ta, phá hoại niềm tin của nhân dân ta đối với sự lãnh đạo của Đảng, hòng chuyển hóa chế độ ta sang mô hình “dân chủ, nhân quyền”, “đa nguyên, đa đảng” ngoại nhập.
Cho dù các thế lực thù địch, cơ hội chính trị nhân danh những “nhà yêu nước” có dùng âm mưu thủ đoạn thâm độc đến đâu cũng không thể che đậy được dã tâm của họ. Chúng ta thấy rằng, mặc dù xã hội ta vẫn còn những vấn đề phải giải quyết, thậm chí có cả những vấn đề bức xúc, nhưng không có lực lượng chính trị nào có đủ lương tâm, trí tuệ, sức mạnh và bản lĩnh hơn Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Chúng ta tin tưởng rằng, với truyền thống cách mạng vẻ vang và bản chất tốt đẹp của Đảng, ý thức tự giác và sự gương mẫu của từng cán bộ, đảng viên, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, nhất định toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đề ra, để Đảng ta thật sự vững vàng về chính trị và tư tưởng, thống nhất cao về ý chí và hành động, trong sạch về đạo đức và lối sống, chặt chẽ về tổ chức, đủ sức lãnh đạo đưa đất nước ngày càng phát triển, xứng đáng với lòng tin yêu của nhân dân.



[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 32 - 33

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

LỢI DỤNG TỰ DO TÔN GIÁO ĐỂ CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH HIỆN NAY - MỘT THỦ ĐOẠN CHIA RẼ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, do điều kiện khách quan về kinh tế - xã hội, để đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân Đảng, Nhà nước ta khẳng định quyền tự do tôn giáo (được ghi trong Hiến pháp năm 2013 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và là nhu cầu tinh thần của nhân dân. Thực hiện quyền hợp pháp của công dân, nhu cầu chính đáng của mỗi người dân về tự do tôn giáo cũng là một trong những “chất keo kết dính” để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm góp phần tạo ra động lực mạnh mẽ - động lực nội sinh của sự phát triển đất nước thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
          Thế nhưng, lợi dụng tự do tôn giáo, các thế lực thù địch kết hợp với bọn phản động trong nước, những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị… với âm mưu và thủ đoạn chống phá hòng chia rẽ khối đại đoạn kết dân tộc đã lợi dụng tự do tôn giáo để đặt ra những yêu sách, đòi hỏi vô lý với chính quyền địa phương các cấp; lợi dụng vào nhu cầu tinh thần của một bộ phận người dân để tuyên truyền, kích động, nói xấu…gây xôn xao dư luận, làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Hơn nữa, các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị còn dụ dỗ làm cho một bộ phận người dân thờ ơ, lãnh đạm đối với những vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội, giảm sự tâm huyết, nhiệt tình đối với công việc, không làm tròn bổn phận, trách nhiệm xã hội của công dân đối với đất nước, tạo ra những khó khăn, vướng mắc, cố tình tạo ra những lực cản trong tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đi ngược với lợi ích của quốc gia, dân tộc.

          Nhu cầu tinh thần khi thực hiện quyền tư do tôn giáo của một bộ phận nhân dân là hoàn toàn chính đáng. Thỏa mãn nhu cầu tinh thần cũng là một trong những động lực của quần chúng, động lực của khối đại đoàn kết dân tộc. Vì thế, Đảng, Nhà nước ta đã tạo mọi điều kiện cho mỗi công dân có quyền tự do tôn giáo trên cơ sở luật pháp và lợi ích của quốc gia, dân tộc; đồng thời thể hiện bản chất nhân văn, nhân đạo của một chế độ chính trị tốt đẹp. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, động lực phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc là đặc biệt quan trọng để mọi người người dân cống hiến tài lực, vật lực cho phát triển đất nước. Thông qua thực hiện quyền tự do tôn giáo theo Hiến pháp và pháp luật nó thỏa mãn nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, nhưng nếu lợi dụng tự do tôn giáo để chống phá, làm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc thì đây là “việc làm tiêu cực, vừa thiếu thiện chí vừa vi phạm pháp luật”.        
Nam Lý 

NHỮNG KẺ “BỊT MẶT” LỢI DỤNG MẠNG INTERNET LÀM TRÒ “ẢO THUẬT VỀ CHÍNH TRỊ” NHỮNG KẺ “BỊT MẶT” LỢI DỤNG MẠNG INTERNET LÀM TRÒ “ẢO THUẬT VỀ CHÍNH TRỊ”

Nam
            Sự phát triển của khoa học công nghệ và mạng internet toàn cầu là một thành tựu vượt bậc của nhân loại. Thành tựu đó với những tiện ích đã và đang phục vụ thiết thực cho nhu cầu của con người, cho sự tiến bộ xã hội. Đó là một sự thật mà không ai có thể phủ nhận được.
          Tuy nhiên, nếu như ai cũng khai thác những tiện ích của internet để trao đổi thông tin, làm những việc tốt, tuyên truyền, quảng bá những điều hay để góp thêm cho sự tiến bộ của xã hội thì chẳng có gì đáng bàn. Ngược lại, với bản chất không thay đổi, các thế lực thù địch ở nước ngoài móc nối với bọn phản động trong nước lúc thì công khai, lúc thì ngấm ngầm giấu mặt lợi dụng mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước, bôi xấu, vu khống cán bộ lãnh đạo hòng làm giảm lòng tin, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, thổi phồng những mặt trái, tiêu cực của xã hội…bằng những chiêu trò như: cắt dán, ghép ảnh (photo shop), mượn hình, chèn nội dung với dụng ý xấu vào các văn bản, hoặc “dựng chuyện”, “biến không thành có”, tô vẽ, phóng đại, làm sai lệch, méo mó, không đúng với bản chất của những gì diễn ra trên thực tế rồi đem “cái bẩn thỉu ấy” đi nhân bản, phát tán trên mạng internet để đánh lừa người xem, người đọc, người nghe theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.
          Trước đây, chúng dùng báo chí, loa đài, truyền đơn để tuyên truyền, nói xấu… thì nay, chúng triệt để lợi dụng mạng internet - mạng xã hội có tính chất lan truyền nhanh, phổ cập rộng để làm những trò “ảo thuật về chính trị” nhằm chống phá, gây rối dư luận. Thoạt nhìn, tưởng họ làm những việc “vô công, dồi nghề”, nhưng thực ra, đó là hiện tượng thuộc bản chất của các thế lực thù địch để “đánh vào tâm lý”, thị hiếu, nhu cầu của những người tò mò mà lại thiếu bản lĩnh nhất là những người trẻ và từ cái xuyên tạc, bịt bợm ấy làm cho chuyện ngày càng loang ra nhưng gốc gác của nó thì không phải như vậy mà chỉ là sản phẩm của sự “chế biến công nghệ” của những kẻ “bịt mặt” làm trò quấy rối mà thôi!”. Cách làm này là của các thế lực thù địch móc nối với những phần tử phản động - là “những con ma” trên mạng xã hội thì dù thế nào cũng vẫn lộ rõ âm mưu thâm độc vào xảo quyệt mặc dù đã “bịt mặt” làm những trò “ảo thuật về chính trị”!

Chúng ta hãy cảnh giác khi tiếp cận thông tin trên mạng internet.  

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH KHOA HỌC HỒ CHÍ MINH THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 KHÓA XII CỦA ĐẢNG

Niềm Tin
 Tuy sinh ra ở một đất nước có nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, nhưng Hồ Chí Minh đã sớm tự xây dựng cho mình một phong cách làm việc khoa học thực thụ. Điều này được thể hiện rất rõ ở việc biết quý trọng thời gian và sắp xếp công việc hàng ngày đến từng buổi, từng giờ để giành thời gian cho việc tự học của Người trong những năm tháng Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Sau này khi đã trở thành nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, Người đã định hình được một phong cách khoa học trong công tác, trong lãnh đạo trên những cương vị mà Người đảm nhiệm.
Phong cách khoa học Hồ Chí Minh được thể hiện trước hết là ở đức tính trung thực, khách quan, khoa học với lòng nhiệt tình cách mạng. Theo Hồ Chí Minh có nhiệt tình cách mạng, tâm huyết với nghề nghiệp thì mỗi cán bộ, đảng viên mới đủ sức đảm đương tốt chức trách, nhiệm vụ vẻ vang của mình trước Đảng, trước nhân dân. Tuy nhiên, nhiệt tình cách mạng phải kết hợp với trung thực, khách quan, khoa học giúp cho mỗi người tránh khỏi những sai lầm, hành động chủ quan, tùy tiện. Phong cách làm việc khoa học đòi hỏi khi xem xét và quyết định mọi việc đều phải điều tra, nghiên cứu, phân tích toàn diện, phải tôn trọng quy trình ra quyết định, tranh thủ ý kiến của tập thể lãnh đạo và quần chúng Người chỉ rõ: “Gặp mỗi vấn đề, ta phải đặt câu hỏi: vì sao có vấn đề này? xử trí như thế này, kết quả sẽ ra sao? Phải suy tính kỹ lưỡng. Chớ hấp tấp, chớ làm bừa, chớ làm liều. Chớ gặp sao làm vậy”[1]. Việc gì cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn thận rồi mới quyết định và thực hiện đến nơi, đến chốn. Đặc biệt, đối với những vấn đề mới, phức tạp có ảnh hưởng lớn tới tổ chức đảng, đơn vị, bộ đội và nhân dân, cần phải làm thử, làm điểm trước khi quyết định. Tuyệt đối không ra quyết định khi chưa có thông tin đầy đủ, chưa có phương án tính toán hiệu quả. Tránh chủ quan duy ý chí, che dấu khuyết điểm để chạy theo thành tích.
Thứ hai, phong cách khoa học Hồ Chí Minh thể hiện ở việc làm việc phải có mục đích rõ ràng, tập trung; chương trình, kế hoạch đặt ra phải sát hợp. Người dạy cán bộ, đảng viên: “Đích nghĩa là nhằm vào đó mà bắn. Nhiều đích quá thì loạn mắt, không bắn trúng đích nào”. Theo đó, kế hoạch phải sát, thực; kế hoạch đặt ra để mình làm và mọi người thực hiện chứ không phải để chiêm ngưỡng. Người phê phán một số cán bộ lãnh đạo: “Chương trình công tác thì quá rộng rãi mà kém thiết thực. Đặt ra kế hoạch và chương trình không xét rõ năng lực của những người thi hành kế hoạch và chương trình đó. Thành thử việc gì cũng muốn làm mà việc gì cũng không triệt để”[2]. Vì vậy, Người thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Kế hoạch một, biện pháp mười, quyết tâm phải hai, ba mươi, muốn lãnh đạo đúng thì “phải tổ chức sự thi hành đúng”[3]. Nếu chương trình kế hoạch có hay đến mấy, nhưng tổ chức thi hành không đúng, thiếu biện pháp thích hợp, bản thân mình thiếu quyết tâm, hoặc không biến quyết tâm của lãnh đạo thành quyết tâm của quần chúng, thì mọi chương trình, kế hoạch đều không trở thành hiện thực. Do đó, theo Hồ Chí Minh, mọi cán bộ, đảng viên trong công việc, trong mọi lúc mọi nơi, cần phải có sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, lời nói với việc làm. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nếu đảng viên tư tưởng và hành động không nhất trí, thì khác nào...“trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Như vậy, thì không thể lãnh đạo quần chúng, không thể làm cách mạng. Lời nói và việc làm của đảng viên rất quan hệ đến sự nghiệp cách mạng, vì nó ảnh hưởng lớn đến quần chúng”[4]. Người phê phán một số cán bộ, đảng viên chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Nhưng một việc gì thiết thực cũng không làm được. Phong cách khoa học đòi hỏi “lãnh đạo phải cụ thể, phải kịp thời, phải thiết thực, phải có trọng điểm và nắm điển hình”, Hồ Chí Minh luôn yêu cầu người cán bộ, đảng viên không phải một ông quan suốt ngày ngồi bàn viết thông báo, chỉ thị mà phải nhúng tay vào mọi việc để dìu dắt người khác, “phải chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ. Để thiết thực điều tra, giúp đỡ, kiểm soát rút kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm giúp đỡ nông dân và hỏi han dân”[5]; “cần phải lãnh đạo toàn diện và cụ thể, phải cẩn thận mà nhanh nhẹn, kịp thời làm đến nơi đến chốn”. Người phê phán bệnh hữu danh vô thực ở không ít cán bộ, đảng viên, ở lối làm việc không thiết thực, không tự chỗ gốc, chỗ chính, không từ dưới làm nên; làm qua loa, đại khái, làm cho có chuyện, làm ít suýt ra nhiều, báo cáo cho oai, cho có thành tích là “có tội với Đảng” và “cũng là một bệnh rất nguy hiểm”[6].
  Thứ ba, phong cách khoa học Hồ Chí Minh còn thể hiện ở việc làm phải cụ thể, sâu sát với công việc, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát; giản dị, khiêm tốn, gắn bó mật thiết với quần chúng, nêu gương và làm gương trước quần chúng. Sâu sát với công việc, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị. Hồ Chí Minh nêu rõ: “Hiện nay, nhiều nơi cán bộ lãnh đạo chỉ lo khai hội và thảo nghị quyết, đánh điện và gửi chỉ thị, sau đó, thì họ không biết gì đến những nghị quyết đó đã thực hành đến đâu, có những sự khó khăn trở ngại gì, dân chúng có tham gia hay không. Họ quyên mất kiểm tra. Đó là một sai lầm rất to. Vì thế mà “đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo chỉ thị” mà công việc vẫn không chạy”[7]. Đúng với quan điểm của V.I.LêNin lãnh đạo mà không kiểm tra, có nghĩa là không lãnh đạo.
 Đức tính giản dị, khiêm tốn, gần gũi với quần chúng của Hồ Chí Minh luôn được thể hiện trong lời nói, việc làm; ở nếp sống, cách sinh hoạt; trong giải quyết các công việc, luôn thể hiện thái độ cầu thị, khiêm nhường, không cầu kỳ, quan cách, phô trương hình thức, kịp thời giải quyết các nguyện vọng, đáp ứng các quyền lợi chính đáng của quần chúng. Ở khía cạnh nêu gương và làm gương trước quần chúng, ngay từ những năm 1924 trong Thư gửi đồng chí Pê Tơ Rốp, Tổng thư ký ban phương Đông, Hồ Chí Minh đã gửi tới những người cộng sản một thông điệp: “Một tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”[8]. Sau này, trên cương vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Nước, Người căn dặn đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng: “Trước mặt quần chúng, không phải cứ viết lên trán chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quí mến những người có tư cách đạo đức”. Theo đó, sự mẫu mực về đạo đức, lối sống là phẩm chất quan trọng hàng đầu trong nhân cách của người cán bộ, đảng viên. Vì vậy, cán bộ, đảng viên phải thực sự gương mẫu về mọi mặt, nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; trong cuộc sống không thu vén lợi ích cá nhân, không lấy của công làm của tư, luôn chăm lo lợi ích cho quần chúng nhân dân. Với tinh thần: nhân dân chưa đủ cơm ăn, chưa đủ áo mặc, chỗ ở tuềnh toàng thì cán bộ, đảng viên chưa hoàn thành nhiệm vụ.
 Trong điều kiện hiện nay, học tập và làm theo phong cách khoa học Hồ Chí Minh, đó chính là nêu cao tính tiền phong gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những người có chức vụ đứng đầu tổ chức Đảng, tổ chức chính quyền. Đây cũng chính là một trong những giải pháp quan trọng mà Nghị quyết Trung ương IV khóa XII của Đảng chỉ ra: “Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên”[9]. Vì vậy, đòi hỏi trước hết ở đội ngũ cán bộ, đảng viên đứng đầu các cấp trong hệ thống chính trị phải thật sự làm gương, nói làm gương, thực hành làm gương cả trong suy nghĩ, cả trong tư tưởng, cả trong tình cảm, cả trong đời sống nội tâm, cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và hành động làm gương đó phải thực sự trở thành nhu cầu của sự hoàn thiện nhân cách, tức là làm gương phải hoàn toàn tự giác. Tất cả những vấn đề trên, đòi hỏi sự cố gắng từ nhiều phía, từ phía tổ chức Đảng, từ phía cán bộ, đảng viên, từ phía mỗi cá nhân cụ thể phải có quá trình tu dưỡng, rèn luyện, giáo dục, tiếp nhận phong cách làm việc của Hồ Chí Minh mà đưa vào trong đời sống lãnh đạo của Đảng ta, đời sống của nhân dân, đời sống của cán bộ, đảng viên để chúng ta học tập, thực hành làm theo.



[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t 5, tr.239.
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.463.
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.285.
[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.288.
[5] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 711.
[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.257.
[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.520-521.
[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.263.
[9] ĐCSVN, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BCHTW khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H 2016, tr.38.

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH QUẦN CHÚNG HỒ CHÍ MINH THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 KHÓA XII CỦA ĐẢNG

Phong cách quần chúng Hồ Chí Minh là nội dung quan trọng hàng đầu trong phong cách làm việc của Hồ Chí Minh. Nó được thể hiện bằng những hành động cụ thể như: Sâu sát quần chúng, chú ý tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng, quan tâm đến mọi mặt đời sống của quần chúng; Tin yêu và tôn trọng con người, chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những kiến nghị chính đáng của quần chúng, sẵn sàng tiếp thu phê bình của quần chúng và sửa chữa khuyết điểm của mình; Giáo dục lãnh đạo quần chúng, đồng thời không ngừng học hỏi quần chúng, tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng theo tinh thần lãnh đạo là đầy tớ của nhân dân, nhân dân làm chủ. Đặc biệt, tự mình phải mực thước để xứng đáng với sự tin cậy của quần chúng nhân dân. Do đó, trong thực tiễn, Hồ Chí Minh thường yêu cầu cán bộ, đảng viên phải “từ nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng. Người đã nhiều lần phê phán tệ xa rời quần chúng, lên mặt “quan cách mạng”, “quan nhân dân”, không thấy mình là người đầy tớ, người học trò của nhân dân. Hồ Chí Minh luôn yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên thấu triệt và thực hiện quan điểm “dân là gốc”, mọi thắng lợi đều “trên nền nhân dân” và chính Người là tấm gương mẫu mực về vấn đề này. Với cương vị chủ tịch Đảng, Chủ Tịch Nước, nhưng Hồ Chí Minh không xa cách với quần chúng, Người luôn sâu sát với thực tiễn, gần gũi nhân dân, thấu hiểu và chia sẻ mọi niềm vui, nỗi vất vả, nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp nhân dân từ nông dân, công nhân, bộ đội, phụ nữ, thanh niên, đến các cụ phụ lão, các cháu nhi đồng. Sự gần gũi đó của Người được thể hiện ngay từ phút đầu tiên Người ra mắt quốc dân đồng bào chiều mùng 2 tháng 9 năm 1945. Khi vừa đọc một đoạn Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Người đã dừng lại hỏi: “Đồng bào nghe tôi nói rõ không?”. Chỉ là một câu hỏi thôi, một câu hỏi bình dị, tự nhiên mà thực sự đã làm xúc động trái tim hàng chục triệu đồng bào toàn quốc! “Cả muôn triệu một lời đáp: Có! Như Trường Sơn say gió Biển Đông”. Đó là một điển hình mẫu mực về mối quan hệ gần gũi, thân thiết hiếm có giữa lãnh tụ với quần chúng, ngay ở những giây phút lịch sử trang trọng nhất.
Trong tư liệu thấy rằng trong vòng 10 năm (1955 - 1965 tức là từ ngày hòa bình lập lại đến khi chuẩn bị kháng chiến chống trả máy bay Mỹ đánh phá ở miền Bắc) Bác Hồ của chúng ta thực hiện khoảng 700 cuộc đi đến các hợp tác xã, các bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, các đơn vị bộ đội…, đi đến nơi nào dường như có khó khăn, vất vã, có vấn đề, nơi nào nhân dân có trăn trở, lo âu. Như vậy, mỗi năm Bác có khoảng 70 cuộc đi, tính trung bình mỗi ngày Bác thực hiện từ 5 - 6 cuộc đi thăm làm việc ở cơ sở (đây là một kỷ lục khó ai có thể vượt qua, nhất là đối với một lãnh tụ ở tuổi cao). Cách đi của Bác là chuẩn bị rất kỹ để về nghe tiếng nói của nhân dân, để nhân dân nói thật, nói đúng, để từ đó điều chỉnh chính sách, điều chỉnh cách thức lãnh đạo, điều chỉnh mệnh lệnh quản lý để không trở nên giáo điều. Đi thăm địa phương, cơ quan, đơn vị nào bao giờ Bác cũng đề nghị cơ quan tham mưu giúp việc cho Bác nắm thật chắc công việc, đặc biệt là phát hiện những vấn đề khó khăn ở địa phương, cơ quan, đơn vị đó. Bác chủ động tìm đến các địa chỉ, đến người dân để tìm hiểu đời sống của nhân dân, để từ đó nghe được tiếng nói của cuộc sống, từ đó mà nghĩ ra cách làm, nghĩ ra những quyết sách có lợi cho nhân dân nhất.
 Phong cách quần chúng Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở việc hết lòng, hết sức vì quần chúng, vì nhân dân, sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng của cá nhân vì lợi ích của quần chúng của nhân dân. Đây là một đặc điểm có tính chất đặc trưng trong phong cách quần chúng, phong cách nhân dân của Hồ Chí Minh. Trong Di chúc, Người chỉ rõ: “Cả đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Theo Người đã coi trọng nhân dân thì phải biết hy sinh vì nhân dân. Chứ đánh giá cao nhân dân nhưng mà đến với nhân dân chỉ nghĩ đến lợi ích của cá nhân mình, cái gì cũng cục bộ, địa phương, tự tư, tự lợi thì dân sẽ không nghe. Nhiều nhà nghiên cứu khi bàn đến phong cách quần chúng, phong cách nhân dân Hồ Chí Minh đã thống nhất theo ba lộ trình: Một là, phải được dân tin; Hai là, phải được dân nghe, dân theo; Ba là, dân sẵn sàng thực hiện, thực hành mọi mệnh lệnh mà Đảng, Nhà nước ban ra (đây là vấn đề quan trọng nhất), tức là nghe rồi, hiểu rồi bắt đầu thực hiện. Bởi, theo Hồ Chí Minh dân thực hành trước hết là vì lợi ích của chính họ. Khi nói chuyện với đồng bào tại Chiến khu Việt Bắc tháng 2 năm 1947 Bác Hồ nói: Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi ích cho dân, đấy là một nội dung của tác phong quần chúng. Phong cách quần chúng Hồ Chí Minh xét đến cùng đó là phong cách dân vận, phong cách vận động quần chúng, để làm cho Dân tin Đảng, tin Nhà nước và để làm cho Đảng, cho Nhà nước hiểu được những gì Dân đang cần. Vì vậy, xa rời quần chúng, người cán bộ, đảng viên sẽ giống như cá bị tách ra khỏi nước, mất hết khả năng và sức sống.
Thấu triệt những tinh thần trên, trong điều kiện hiện nay chúng ta phải xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ, đảng viên có tư duy và phong cách độc lập, tự chủ, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có bản lĩnh chính trị vững vàng, biết đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân mình. Điều này trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nói và thực hành. Đến nay, được Đảng ta xác định rõ ở mục tiêu chỉ đạo trong Nghị quyết Trung ương IV khóa XII của Đảng, đó là: “Kiên quyết khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn, thực sự tiên phong, gương mẫu, luôn đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, thực sự là cán bộ của dân, phục vụ nhân dân. Củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng”[1]. Theo đó, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự thương yêu quần chúng, thấu hiểu, chia sẻ với quần chúng, cùng làm với quần chúng, học hỏi quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng v.v.. Đây là những điều sống còn nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng ta hiện nay./.
Niềm Tin



[1] ĐCSVN, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BCHTW khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H 2016, 34-35.