Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

PHẢN BIỆN KHOA HỌC MỘT PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ PHẢN BÁC NHỮNG QUAN ĐIỂM, LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Hồng Thủy
Trong cuộc sống có muôn vàn thông tin tác động đến con người, chủ thể và đặt ra yêu cầu cho phản biện, biểu hiện ở nhận xét, đánh giá cụ thể. Phản biện là hoạt động có tính phổ biến, với nhiều cấp độ và đặc trưng khác nhau. Phản biện bao giờ cũng diễn ra với một chủ thể cụ thể gắn với một tác động từ bên ngoài với tính chất là tác động từ cái khách quan đến chủ thể. Với ý nghĩa ấy, phản biện chỉ diễn ra trong quan hệ giữa cái khách quan và chủ quan của một chủ thể nhất định.

Với tư cách một phương thức dùng lý luận để bày tỏ sự không nhất trí của một ai đó đối với những ý kiến, thuyết lý, lý luận… đương đại. Phản biện, do đó, luôn gắn với cực đối lập của nó là đồng biện, tức là phương thức dùng lý luận để bày tỏ sự nhất trí, tán dương, cổ súy đối với các khía cạnh ấy. Trong khoa học, phản biện là nhận xét, thẩm định, kiểm chứng tính lôgic, chính xác, phổ quát và khách quan thông tin, nhận định, kết luận được rút ra từ các công trình khoa học, dự án, đề án, đề tài khoa học trong các lĩnh vực khác nhau. Do đó, phản biện khoa học là một hình thức phản biện nói chung với tính chủ đích, nội dung, phương pháp của một chủ thể là nhà khoa học hay nghiên cứu khoa học trước những tác động từ các thông tin có hàm lượng trí tuệ nhất định.

Phản biện khoa học chỉ gắn với chủ thể là nhà khoa học, những người nghiên cứu khoa học. Chủ thể phản biện khoa học thường là các chuyên gia có trình độ chuyên sâu, chuyên môn, thiên hướng tư duy về lĩnh vực ấy, đồng thời có chính kiến cá nhân. Chính kiến cá nhân trong phản biện khoa học thể hiện tính chủ thể độc lập trong phản biện khoa học. Phản biện khoa học cũng bao hàm đặc trưng của phản biện nói chung và còn có những đặc trưng theo tiêu chí của tính khoa học. Tính khoa học trong phản biện khoa học chỉ diễn ra ở các chủ thể là nhà khoa học, người nghiên cứu khoa học. Thông tin tác động đến chủ thể này để có phản biện khoa học là các công trình, đề tài khoa học hay tình huống trong nghiên cứu khoa học. Phản biện khoa học có tính chủ đích về khoa học và tính khách quan rất cao và vì thế dấu ấn chủ quan cũng thu hẹp thấp nhất. Phản biện khoa học bao giờ cũng thể hiện hàm lượng tư duy, trí tuệ rất cao, đồng thời biểu hiện ra ngôn ngữ trong nhận xét, đánh giá mang tính hệ thống, lô gích, lập luận, chứng minh.
Phản biện khoa học diễn ra trong không gian môi trường khoa học. Môi trường ấy là ở các hội thảo khoa học; các phiên bảo vệ các công trình khoa học, v.v. Không gian, môi trường khoa học cũng có thể phân ra thành nhiều loại khác nhau, trong đó có thể tiếp cận những loại cơ bản. Có phản biện khoa học thuộc khoa học tự nhiên; có phản biện khoa học thuộc khoa học xã hội và nhân văn; có phản biện ở các cấp khác nhau, và thậm chí còn diễn ra trong trao đổi học thuật, v.v. Mỗi cấp độ và mỗi phương diện đều có những nét riêng, nhưng thống nhất ở môi trường khoa học, bầu không khí “dân chủ” trong khoa học. Dân chủ được tiếp cận ở lĩnh vực chính trị là cơ bản, nhưng cũng diễn ra trong khoa học - dân chủ trong khoa học. Dân chủ trong khoa học đối với phát triển khoa học cũng như phản biện khoa học được ví như “không khí đối với sinh vật”. Không có dân chủ trong khoa học thì kìm hãm phát triển khoa học nói chung và làm mất đi những đặc trưng của phản biện khoa học.
Phản biện khoa học lấy “sức thuyết phục” về mặt khoa học làm mục đích cơ bản. Sức thuyết phục về khoa học bao giờ cũng bắt đầu từ tiêu chuẩn của chân lý làm cơ sở. Phản biện khoa học loại bỏ tình cảm cá nhân, dấu ấn chủ quan cao nhất trong tất cả các phản biện. Sức thuyết phục trong phản biện khoa học không thì sự áp đặt chủ quan bị thu hẹp cao nhất, đồng thời phương pháp lập luận, chứng minh trong phản biện phải chặt chẽ về lôgíc và sự phản ánh đúng, khoa học. Trong lịch sử đã có những nhà tư tưởng lập luận lôgíc khá cao, nhưng không khoa học như G.Hêghen, nhà triết học cổ điển Đức. Phản biện khoa học phải bảo đảm cả hai mặt trên trong tính thống nhất. 
Phản biện khoa học có thể tiếp cận trên các cấp độ và đặc điểm khác nhau. Trong sự khác nhau của phản biện khoa học có thể tạm thời bóc ra thành: Phản biện trong trao đổi học thuật, hội thảo khoa học; phản biện khoa học đối với các công trình, đề tài khoa học; phản biện chống lại các quan điểm sai trái. Đối với phản biện khoa học trong trao đổi học thuật hay hội thảo khoa học với đặc trưng nổi bật là “cọ sát” các ý kiến khác nhau về một vấn đề cụ thể và tìm ra chân lý với mục đích cụ thể. Cùng một chủ đề trao đổi, hội thảo, nhưng có thể tiếp cận ở nhiều góc độ, nhiều cấp độ khác nhau. Phản biện khoa học ở phương diện này thường có tính “mở” cho nghiên cứu khoa học nhiều hơn. Phản biện khoa học đối với các công trình, đề tài khoa học thường hướng đến nhận xét, đánh giá các mặt cụ thể với ưu điểm, hạn chế và kết luận thành công hay không thành công cũng như cần bổ sung cho tác giả hoàn thiện. Mục đích phản biện khoa học này nổi lên mục đích tiến bộ, tích cực là cơ bản.
Phản biện khoa học trong đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái nổi lên đặc trưng là vạch, chỉ ra những nội dung sai về khoa học và phản động về chính trị. Phản biện khoa học đối với phê phán những quan điểm sai trái vẫn phải tuân thủ yêu cầu về tính khoa học, cho nên vẫn phải nhận xét, đánh giá về cái hợp lý và cái không hợp lý.
Phản biện khoa học đối với những quan điểm sai trái cũng không chung chung, phi lịch sử. Có những quan điểm sai trái về mặt khoa học, nhưng không bị ẩn chứa mục đích chính trị phản động và có những phản biện khoa học đối với những quan điểm sai trái được cài cắm mục đích chính trị phản động. Phản biện đối với những quan điểm này cũng rất cụ thể không chung chung, trừu tượng. Phản biện khoa học đối với những quan điểm sai trái và được cài cắm mục đích chính trị phản động có tính phức tạp và khó khăn hơn. Một mặt đánh giá về tính khoa học theo tiêu chí về yêu cầu “chân lý” và  mặt khác phải vạch, chỉ những dấu ấn chính trị phản động thực hiện mục tiêu chống phá. Hai mặt trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và phản biện khoa học đối với các quan điểm sai trái đều bắt đầu từ sự sai trái về mặt khoa học đến phản động về mặt chính trị. Với ý nghĩa đó, phản biện khoa học đối với các quan điểm sai trái vấn đề “phương pháp” phản biện có vai trò quan trọng đặc biệt. Mỗi loại quan điểm sai trái có phương pháp phản biện khác nhau./.

2 nhận xét:

  1. Mỗi người dân Việt Nam yêu nước hãy hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, kiên quyết, kiên trì, nhận thức rõ luận điệu xuyên tạc, kích động chống phá của các thế lực thù địch để có hành động đúng.

    Trả lờiXóa
  2. Người dân Việt Nam cần tỉnh táo trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; không để chúng lợi dụng, lôi kéo, kích động tiến hành các hoạt động bất hợp pháp.

    Trả lờiXóa