Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

CHỦ TRƯƠNG 100% GIÁM ĐỐC CÔNG AN KHÔNG PHẢI NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG: NHÂN DÂN HƯỞNG LỢI

Xây Dựng
      Trong bài viết trên tài khoản FB của một cá nhân có viết: “Chuyện luân chuyển các giám đốc công an và cú bẻ lái của những dã tâm chính trị”. Bài viết đã vạch rõ dã tâm đó là cố tình tung hỏa mù, tráo đổi bản chất xuyên tạc chủ trương thông qua các tít bài như: “thanh trừng phe nhóm, chuẩn bị cho công tác nhân sự Đại hội 13″, “CSVN dồn dập thay một loạt quan chức, công an đầu tỉnh”, “Chủ trương 100% Giám đốc Công an không phải người địa phương: Ai hưởng lợi?”…

      Quả thật, đây cũng là một vấn đề chính trị đáng quan tâm đối với mỗi người dân nước ta, đặc biệt trong bối cảnh tổ chức Đảng các cấp trong Công an nhân dân đã và đang tiến hành Đại hội. Nghe, xem những thông tin trên báo đài những ngày gần đây, chúng ta thấy được rất nhiều tỉnh có các Tân Giám đốc công an tỉnh, được điều động, bổ nhiệm từ trung ương hoặc từ các tỉnh khác về, năm 2019, Bộ Công an đã điều động bổ nhiệm 23 giám đốc công an cấp tỉnh; năm 2020 có: đại tá Nguyễn Minh Ngọc làm Giám đốc Công an Sóc Trăng; đại tá Lê Vinh Quy làm Giám đốc Công an Lâm Đồng; đại tá Hà Văn Tuyên làm Giám đốc Công an Lai Châu; đại tá Vũ Hoài Bắc làm Giám đốc Công an Trà Vinh; thượng tá Huỳnh Việt Hòa làm Giám đốc Công an Hậu Giang; Đại tá Lê Hồng Nam làm giám đốc công an TP.HCM; Đại tá Lâm Minh Hồng làm GĐ Công an tỉnh Long An; Đại tá Võ Trọng Hải; làm giám đốc công an Nghệ An, v.v..
Chuyện thay đổi đó chẳng có gì là “lạ” nếu như độc giả có cái nhìn tích cực và cái nhìn đúng. Song vấn đề ở đây, những kẻ ghen ăn ghét ở, những kẻ đố kỵ và đặc biệt là lực lượng chống phá Đảng, Nhà nước ta lại nghĩ và bẻ lái sang một hướng khác, cái hướng của chúng đầy dã tâm chính trị. Cách chúng bình luận, chia sẻ tỏ ý rằng đằng sau sự điều động, bổ nhiệm đó lại cái gì đó mờ ám, là lợi ích vật chất, vân vân và mây mây.
Sự thực, đây là một chủ trương đúng đắn, rất phù hợp với ngành công an, trong bối cảnh hiện nay. Theo nhà báo Lê Phương Dung, đây được coi là một bước cải cách rất có ý nghĩa. Giám đốc công an được điều chuyển từ địa phương khác đến về căn cơ sẽ tránh được ảnh hưởng tiệu cực của mối quan hệ thân hữu để thực thi công vụ khách quan và công tâm hơn. Việc điều chuyển cũng đồng thời cắt đứt mối quan hệ thân hữu có thể đang tồn tại. Cắt đứt được quan hệ thân hữu mới chống được tham nhũng, giữ vững tình hình an ninh trật tự địa phương, bảo đảm được môi trường kinh doanh lành mạnh. Một điều quan trọng khác, việc điều chuyển giúp giám đốc công an mới có vị thế để tiến hành các cải cách cần thiết và áp dụng các chuẩn mực mới. Cuộc cải cách nay theo nguyên tắc không để vị trí công tác nào yên vị quá lâu (trên 5 năm) ở một địa phương nào.
      Thực tế, cho thấy sau khi có sự điều chuyển, bổ nhiệm, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số địa phương có những nhức nhối về điểm nóng trật tự xã hội đã được bóc gỡ, giải quyết, đem lại trật tự, yên lành cho đời sống người dân. Điển hình là vụ bóc gỡ tập đoàn “xã hội đen” chuyên bảo kê, cho vay nợ tại Thái Bình do vợ chồng Nguyễn Xuân Đường cầm đầu. Tại Đồng Nai là hàng loạt các tụ điểm ăn chơi, tệ nạn xã hội tại các quán bar, vũ trường bị đánh sập. Mới nhất là vụ băng nhóm do vợ chồng Loan “cá”, Tuấn “cá” cầm đầu. Tại Nam Định là bóc gỡ đường dây bảo kê hoả táng dưới sự cầm đầu của Quang “con”, Bình Dương phá hàng chục đường dây tín dụng đen… rồi ở Thái Bình, Đồng Nai, Thanh Hóa…
      Tất nhiên, đó là kết quả bước đầu, những gì tốt đẹp sẽ được thể hiện hơn nữa trong thời gian tới. Rất mong, những chiến sĩ công an nhân dân luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân và nguyện phấn đấu hết mình vì sự nghiệp bảo vệ cuộc sống bình yên cho tổ quốc, cho nhân dân./.

2 nhận xét:

  1. Cá nhân tôi ủng hộ với quan điểm không để người địa phương là giám đốc công an để hạn chế các tiêu cực xảy ra

    Trả lờiXóa