Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

CẢNH GIÁC VỚI THỦ ĐOẠN XUYÊN TẠC HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA C.MÁC



                                                                                 Kiên Trung
Hiện nay trong “dàn hợp xướng” xuyên tạc, chống phá chủ nghĩa Mác nói chung và học thuyết hình thái kinh tế - xã hội nói riêng, các học giả tư sản còn lên án rằng học thuyết đó không phải là tinh thần cơ bản của C.Mác, rằng “trong tư duy của Mác, xã hội loài người trải qua ba hình thái xã hội: hình thái tiền kinh tế hình thái kinh tế và hình thái hậu kinh tế”. Họ lý giải rằng, hình thái xã hội tiền kinh tế, theo C.Mác là hình thái xã hội không có hàng hóa. Còn hình thái xã hội kinh tế là hình thái có kinh tế thị trường, có sản xuất hàng hóa ở mức độ khác nhau, hình thái xã hội này kéo dài mấy thiên niên kỷ với hàng hóa, với thị trường phát triển từ thấp tới cao, lên đến điểm đỉnh là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, là giai đoạn “cao nhất” của chủ nghĩa tư bản, để rồi dẫn đến hình thái xã hội hậu hinh tế mà giai đoạn cao của nó là chủ nghĩa cộng sản.
Mục đích sâu xa của việc đưa ra luận điệu này: Một là, họ đánh giá thấp học thuyết này của C.Mác, lảng tránh không muốn nói đến một học thuyết hoàn bị, chặt chẽ, hạ thấp tính khoa học của học thuyết này, làm cho nó trở nên nhạt nhẽo, vô vị, nhằm để chứng minh rằng học thuyết ấy đã “mất tính tất yếu, mất quyền tồn tại, mất tính hợp lý”, vô tác dụng. Hai là, nhằm che đậy cho ý tưởng trên, họ ra sức nguy biện bằng yếu tố kinh tế để nhấn mạnh vấn đề kinh tế thị trường mà lờ đi, không nói tới yếu tố xã hội của vấn đề như: quan hệ xã hội, giai cấp, đấu tranh giai cấp - động lực trực tiếp của sự phát triển xã hội, v.v. Họ không muốn thấy quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa - hình thái tất yếu phải bị thay thế bởi hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Ba là, lấy kinh tế thị trường làm tiêu chuẩn căn bản thì đó chẳng qua là thuật ngụy biện và chủ nghĩa chiết trung, lấy cái phụ làm cái chính, lấy giả làm thật, lấy cái đặc thù thay cho cái phổ biến, hòng che lấp sự thật lịch sử, lảng tránh việc thừa nhận hình thái kinh tế - xã hội là một cơ thể hoàn chỉnh, sống động trong các mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng - những thành tố hợp thành hình thái kinh tế - xã hội.
Xét từ lý luận đến thực tiễn thì học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác hiện tại không hề sai lầm, lỗi thời. Chúng ta có thể vững tin nhắc lại lời của C.Mác khi kết thúc Lời tựa của tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”: “Các quan điểm của tôi, dù có bị người ta xét đoán như thế nào chăng nữa và dù cho chúng có ít nhất trí như thế nào chăng nữa với những thiên kiến tự tư tự lợi của các giai cấp thống trị, - thì chúng vẫn là kết quả của những sự nghiên cứu trung thực trong nhiều năm”[1].



[1]. C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 1993, tr. 18.

1 nhận xét:

  1. Các thế lực thù địch rất điên cuồng chống phá Việt Nam; chúng dùng mọi thủ đoạn để chống phá; chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước luận điệu sai trái của kẻ thù để không bị mắc bẫy của chúng.

    Trả lờiXóa