Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020

ĐỪNG ĐỔ XÔ MUA HÀNG, TIẾP TAY CHO KẺ TRỤC LỢI

Hồng Quân
      Trong Minh đạo gia huấn có viết:
“Tích cốc phòng cơ, Tích y phòng hàn
Kiệm tắc thường túc, Tĩnh tắc thường an
Cẩn bị phòng gian, Dưỡng tử phòng lão
Sự thân kí hiếu, Tử diệc hiếu chi”.
     Đó là bài học người xưa dạy về sự phòng bị lo xa.
     Còn nay, trong đại dịch Covid -19 toàn cầu như hiện nay, chị em phụ nữ những người quán xuyến, chăm lo việc tề gia, nội trợ do đó việc quan tâm lo lắng về mua sắm lương thực, thực phẩm là điều tất yếu, dễ hiểu. Song, vấn đề cần bàn là việc mua sắm như thế nào, bao nhiêu là đủ và thời điểm nào ?

     Thời gian vừa qua khi thông tin về dịch bệnh Côvid-19 được thông báo sau trường hợp bệnh nhân số 17 và sau khi có chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch covid-19 ở một số nơi ở Hà Nội xuất hiện người dân đổ xô đi mua sắm đông nghẹt ở các chợ, siêu thị, cửa hàng. Khiến cho thiếu hàng cục bộ ở một số điểm và không ít tiểu thương đã lợi dụng đẩy giá lên cao, và nguy cơ lây nhiễm càng cao. Vậy hành động đổ xô đi mua hàng về tích trữ phòng dịch đó có cần thiết không?
     Xem xét một cách toàn diện, ta thấy dịch bệnh đúng là rất nguy hiểm, song không đến mức chúng ta mất khả năng kiểm soát. Đảng, Nhà nước đã rất quyết liệt và có các giải pháp đúng đắn, nhân dân ta tin tưởng đoàn kết cùng Đảng, Nhà nước thì việc dập dịch sớm thành công. Mặt khác, cách ly xã hội để hạn chế người dân ra đường, hạn chế tiếp xúc người với người như thế là giảm khả năng lây nhiễm, chứ không cấm tuyệt đối việc đi lại mua sắm các nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ sinh hoạt. Các cửa hàng, siêu thị vẫn mở cửa phục vụ nhu cầu của nhân dân. Do đó, không nhất thiết người dân phải đổ xô đi mua sắm tích trữ. Đặc biệt, hành động của một số người có lợi thế trong mua sắm tích trữ tưởng rằng mình là người thức thời, may mắn. Chúng ta hãy xem hình ảnh nước Nhật, và một số nơi khác trước các thảm họa thiên tai, họ đã không như thế, mỗi người mua đủ dùng cho mình để còn cơ hội cho những người khác.
      Hôm nay, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản 140/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn. Theo đó, Thủ tướng nêu rõ, bảo đảm an ninh lương thực là vấn đề chiến lược, trọng đại liên quan đến đời sống nhân dân, an ninh, quốc phòng. Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 và thời tiết, biến đổi khí hậu đang diễn ra hết sức phức tạp, khó lường; dự báo ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và nguồn cung lúa gạo trong nước; một số quốc gia và vùng lãnh thổ đã phong tỏa và tăng cường dự trữ lương thực… Do đó, việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay cần phải xem xét kỹ lưỡng, thận trọng; trước hết phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất lúa gạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người nông dân và các tổ chức kinh doanh có liên quan. Thủ tướng yêu cầu bảo đảm nguyên tắc đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước trong mọi tình huống, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và tình hình dịch bệnh COVID-19. Bộ Tài chính khẩn trương mua đủ số lượng lương thực dự trữ theo chỉ tiêu, kế hoạch dự trữ quốc gia năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đáp ứng kịp thời các yêu cầu đột xuất, cấp bách; nghiên cứu việc mua tăng thêm mức dự trữ nếu cần thiết.
      Mỗi người dân cần nhận thức đẩy đủ quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ. Hành động của Chính phủ cho thấy, Đảng, Nhà nước đã luôn quan tâm và có các biện pháp ứng phó góc độ vĩ mô, mục tiêu trên hết là vì con người, vì cuộc sống của người dân Việt Nam. Do đó, hành động cần thiết của mỗi người dân là bình tĩnh, không đổ xô mua hàng hóa tích trữ để các đối tượng lợi dụng trục lợi tăng giá và gây mất ổn định xã hội. Mỗi người dân hãy ở yên tại chỗ, hãy thực hiện đúng giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay sát trùng. Như vậy, là đã tích cực cùng Chính phủ chung tay đẩy lùi dịch bệnh./.



3 nhận xét:

  1. Trong đại dịch Covid-19 toàn cầu như hiện nay, chị em phụ nữ những người quán xuyến, chăm lo việc tề gia, nội trợ do đó việc quan tâm lo lắng về mua sắm lương thực, thực phẩm là điều tất yếu, dễ hiểu. Song, vấn đề cần bàn là việc mua sắm như thế nào, bao nhiêu là đủ và thời điểm nào thì cần phải xem xét cụ thể.

    Trả lờiXóa
  2. Thời gian này, người dân đổ xô đi mua sắm đông nghẹt ở các chợ, siêu thị, cửa hàng; khiến cho thiếu hàng cục bộ ở một số điểm và không ít tiểu thương đã lợi dụng đẩy giá lên cao, và nguy cơ lây nhiễm càng cao hơn.

    Trả lờiXóa
  3. Thời điểm này, hành động cần thiết của mỗi người dân là bình tĩnh, không đổ xô mua hàng hóa tích trữ để các đối tượng lợi dụng trục lợi tăng giá và gây mất ổn định xã hội.

    Trả lờiXóa