Thiện Trí
Đại dịch Cô vid-19 toàn cầu đã vượt
qua con số hơn 1 triệu người nhiễm và hơn 50 nghìn người chết. Các nước đứng đầu
bảng là Mỹ, Ý, Tây Ban Nha,.. Trong bối cảnh đó, Báo Thanh niên hôm nay (3/4/2020)
đưa tin: “Giữa cao điểm dịch Covid-19, Thủ tướng Úc kêu gọi những ai không có
quốc tịch Úc hãy về nước nếu họ không đủ khả năng kinh tế để xoay xở cuộc sống
tại đây. Đồng thời, ông tuyên bố chính phủ Úc sẽ không hỗ trợ cho những người
này. Tờ news.com.au và đài ABC cùng nhau đăng tải thông tin này khiến cho nhiều
người Việt đang sống và học tập tại đây hoang mang”[1].
Được biết, tính đến chiều 3.4, Úc
có 5.314 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 28 người đã thiệt mạng. Trước đại dịch,
mỗi quốc gia có hệ thống các giải pháp và cách ứng xử riêng, đó là quyền của mỗi
quốc gia. Song, việc thủ tướng Úc kêu gọi như thế, hãy tạm gác việc xem xét về
mặt pháp lý và các hiệp ước giữa các quốc gia, thì về tình mà nói cho thấy có một
cái gì đó “cảm thấy chạnh lòng” như bài báo đã nêu.
Hãy thử nhìn vào nền kinh tế Việt
Nam và Úc. Hãy thử nhìn số ca nhiễm Cô vid -19 ở Việt Nam và Úc để xem cách ứng
xử của họ.
Trong số 239 ca nhiễm Cô vid -19 ở
Việt Nam (tính đến thời điểm này), có bao nhiêu ca là người nước ngoài? Chúng
ta thấy rằng các bệnh nhân người nước ngoài chiếm một tỷ lệ lớn trong danh
sách, họ là những người đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Trong số đó có những
người đã được chúng ta chữa trị thành công, hầu hết những người mang quốc tịch
nước ngoài khi xuất viện đã đánh giá rất cao và tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Đảng,
Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chẳng hạn như bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 69
mang quốc tịch Mỹ, 41 tuổi, xuất viện chiều 3-4 tại Bệnh viện Đà Nẵng đã chia sẻ
trước khi ra viện, là anh ta cảm thấy may mắn khi được cách ly ngay từ sân bay:
"Tôi muốn nói rằng tôi biết ơn rất nhiều. Tôi rất ấn tượng với Việt Nam và
hệ thống y tế ở đây. Việt Nam đã làm rất tốt trong việc cách ly mọi người để chắc
chắn rằng virus không lây lan trong cộng đồng. Tôi cảm ơn Việt Nam đã cứu tôi
và bảo vệ gia đình tôi cũng như người dân ở đây. Các y bác sĩ ở đây đã làm những
gì tốt nhất để cứu mạng tôi".
Hoặc như vợ chồng Bệnh nhân nhiễm
Covid-19 thứ 49 (quốc tịch Anh, là chồng của bệnh nhân thứ 30) cho biết sức khỏe
của ông khá ổn định và cảm ơn đến đội ngũ bác sĩ người Việt Nam tại Bệnh viện
Trung ương Huế và nói rằng "đây là một bệnh viện tuyệt vời". Còn với
bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 30 (vợ của bệnh nhân thứ 49) nói rằng bà khá thoải
mái khi được điều trị tại bệnh viện: "Các bác sĩ, y tá thường cười và vẫy
tay chào tôi. Dù xa nhà nhưng tôi được chăm sóc rất tốt. Tôi mong mọi người có
thể tìm cách để ngăn dịch này lan rộng"[2].
Báo Thanh niên cũng cho biết: Trước
thông tin trên, bạn Phương Nguyễn, sinh viên tại Melbourne, bày tỏ: “Tình hình
tài chính của cá nhân mình hiện đang ổn mà nghe tin vẫn thấy bức xúc. Xét cho
cùng, du học sinh sang đây đóng tiền bảo hiểm, nộp thuế đi làm việc bằng hoặc
thậm chí cao hơn người Úc, khi có chuyện thì bảo nếu không tự lo được thì về nước
đi"; "Nghe vậy thực sự rất buồn. Tụi mình giữa lúc này phải ở xứ người
có sung sướng gì đâu, cũng là bất đắc dĩ nên mới phải ở lại thôi. Kinh tế của họ
một phần cũng do du học sinh đóng góp vậy mà nói ra giống như tụi mình là gánh
nặng cho đất nước họ vậy".
Trước tình hình như vậy, với tinh
thần tương thân, tương ái, đoàn kết một lòng, hội du học sinh ở Úc, hội người
Việt Nam ở Úc đã có có những chỉ dẫn, giúp đỡ tận tình, cùng nhau vượt qua đại
dịch.
Như vậy, chỉ nhìn qua một vài dẫn
chứng số liệu cụ thể, cho thấy đằng sau cái vỏ hào nhoáng của “thiên đường chủ
nghĩa tư bản” như thế nào ? và thấy được bản chất nhân văn, nhân đạo của chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Bản chất nhân văn đó không chỉ được chứng mình bằng thực
tiễn lịch sử mấy nghìn năm dựng nước, giữ nước, mà trong hiện nay, trong hoạn nạn
mới thấu tỏ “lòng văn”./.
Khi dịch bệnh Covid 19 hoành hành trên khắp thế giới; Việt Nam đã làm cho cả thế giới thấy tính nhân đạo của Dân tộc Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa. Hãy trân trọng nơi bạn được sinh ra và đất nước bạn mà bạn đang sống.
Trả lờiXóaTrong phòng, chống dịch bệnh covid 19 ở Việt Nam, đã có rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân, từ những cụ già tới các em nhỏ đã có muôn vàn hành động, nghĩa cử rất đẹp, hết sức ý nghĩa để tiếp thêm sức mạnh vật chất và tinh thần cho cuộc chiến chống dịch.
Trả lờiXóaSau khi dịch bệnh đã lây lan trên khắp thế giới, người dân các nước tư bản mới thấy được tính ưu việt của chế độ XHCN; mà điển hình là ở Việt Nam. Điều đó được cả thế giới ghi nhận.
Trả lờiXóa