Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

NIỀM TIN PHẢI TIẾP TỤC ĐƯỢC CỦNG CỐ!

Nam
Vấn đề xây dựng, củng cố và phát triển niềm tin vào chế độ chính trị, sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và công cuộc đổi mới là thường xuyên, là trách nhiệm của mọi chủ thể, của cả hệ thống chính chính trị ở nước ta. Vấn đề xây dựng và củng cố niềm tin vào chế độ chính trị đối với các đối tượng từ già đến trẻ, từ đảng viên đến quần chúng, từ cán bộ đến người dân là một nội dung căn cốt nhất cho cả cá nhân và xã hội. Chúng ta đã thành công to lớn, rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác tuyên truyền, xây dựng, củng cố và phát triển niềm tin cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân qua các thời kỳ cách mạng, nó là động lực quyết định đến sự thành công của cá nhân và xã hội.
Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của thông tin, sự biến đổi của thực tiễn, sự tác động nhiều chiều đến với mỗi người trong xã hội không kể lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, còn công tác hay đã nghỉ hưu…Sự chống phá của các thế lực thù địch trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội với cách làm của chúng là: “1 lần, 2 lần, 3 lần… không xong thì chúng làm nhiều lần… đến n lần, theo cách mưa dầm thấm lâu” để đạt được mục đích của chúng là “đánh vào niềm tin” của người đọc, người xem, người “chịu sự tác động” của những thông tin đó.
Vì thế, niềm tin của mọi người cần tiếp tục được xây dựng, củng cố và phát triển. Niềm tin ấy phải vững chắc, có cơ sở khoa học, có bản lĩnh chính trị vững vàng để trước những tác động, chủ thể tiếp nhận thông tin phải có đủ bản lĩnh, phân biệt đúng, sai… để trước hết là củng cố niềm tin cho chính mình rồi lan tỏa những giá trị ấy cho người khác và cùng với xã hội củng cố phát triển niềm tin. Chớ có như một vài người, lúc công tác thì tin tưởng nhưng lúc nghỉ hưu thì tỏ ra hoài nghi, giao động với mục tiêu, lý tưởng do thiếu bản lĩnh trước tác động của những thông tin chống phá! Vì thế, với những người này phải tiếp tục củng cố niềm tin, như thế mới xứng với “cái danh” của họ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét