Thứ Năm, 30 tháng 1, 2020

“BỘ MẶT THẬT CỦA NHỮNG KẺ CẦM ĐẦU Ổ NHÓM TỘI PHẠM TỔ ĐỒNG THUẬN


1-Lê Đình Kình: Khi cả nước lên đường tòng quân thì Lê Đình Kình không phải nhập ngũ như bao thanh niên khác vì bị tật ở chân. Ở lại, Kình được làm Trưởng công an xã, Phó chủ tịch xã, Bí thư Đảng ủy xã nhưng sau đó tham ô 200 kg thóc của xã nên bị mất uy tín, không trúng đảng ủy viên, mất chức Bí thư Đảng ủy xã. Kình được tập thể thương tình cho làm thư ký văn phòng Đảng ủy xã. Nhưng cũng từ đó Kình nảy sinh bất mãn. Kình có thâm niên lấn chiếm đất đai, ban đầu mua đất diện tích 60m2 nhưng lấn luôn thùng phân của xóm 1 và khu vực canh tác sau nhà nên lên tới 390m2.
Kình không hoàn thành trách nhiệm một người cha, 6 con gái, 2 con trai đều không có nghề nghiệp ổn định, hai con trai đều rượu chè, cờ bạc, chơi bời, hai cháu nội đích tôn đều mang nhiều tiền án, tiền sự. Có lẽ vì thế Kình luôn bất mãn, phá làng, phá xóm.
2-Bùi Viết Hiểu – nhân vật số 2 sau Kình. Hiểu từng là Phó chủ nhiệm, chủ nhiệm HTX, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã. Hiểu cũng tham ô lúa sản phẩm của xóm 4, chơi hụi, tự ý tháo dỡ nhà kho. Hiểu từng bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng. Khi còn là Chủ nhiệm HTX Hiểu đã quan hệ bất chính nhưng sau đó không dám nhận con. Về già, Hiểu muốn nhận lại con nhưng bị từ chối thẳng thừng vì không muốn chấp nhận một người cha hèn hạ.
3-Lê Đình Công – con trai Lê Đình Kình, kẻ trực tiếp tổ chức nhiều hoạt động gây rối. Vợ chồng Công đều ăn chơi. Vợ Công từng quan hệ bất chính với cháu họ. Công còn tranh chấp kịch liệt về đất với Chức là con cùng cha khác mẹ. Hai con của Công đều mang nhiều tiền án tiền sự như trộm cắp, đánh bạc, cướp giật, tàng trữ ma túy.
4-Lê Đình Ba – mệnh danh là khôn ranh, con ma của làng. Khi cuộc chiến đấu ở biên giới phía Bắc nổ ra, Ba đã hèn nhát đảo ngủ về địa phương. Ở quê, Ba từng làm chủ thầu xây dựng nhưng nhiều lần bùng tiền của những người dân nghèo khổ. Ba chỉ đạo đàn bà, người tàn tật, nát rượu để kích động vụ bắt giữ cán bộ trái phép. Ba chính là kẻ giật dây các hoạt động gây rối từ phía sau. Ba và vợ gần như không làm ăn gì thời gian qua nhưng vẫn sống đàng hoàng, có tiền sửa sang nhà cửa.
5-Bùi Văn Nhạc – từng là tham gia bộ đội nhưng Nhạc lại làm giả hồ sơ chế độ thương bệnh binh và chất độc da cam cả cho mình và cho con. Chính Nhạc lấn chiếm hơn 100m2 đất ở xóm 8. 1990 bị kỷ luật Đảng khiến trách vì chơi phường hụi…Cho con trai Bùi Văn Niên bị tàn tật để tham gia gây rối vì nghĩ rằng sẽ không bị xử lý.
6- Bùi Thị Nối: Cầm đầu nhóm phụ nữ của tổ Đồng Thuận, nhận Kình là bố nuôi. Nối từng có tiền sự gây rối ở UBND xã từ 2016, từng cầm dao chém chồng. Nối đánh trọng thương bà Côi già yếu hàng xóm. Con trai nối là Thành chuyên cờ bạc, ma túy.
7- Nguyễn Hạ Thuân – chồng Nối, cũng là đảng viên, từng là trưởng xóm nhưng cũng lấn chiếm đường liên xóm để làm nhà ở gây bức xúc.
8- Lê Thanh Doãn, cũng là đảng viên, từng lấn chiếm đất hàng lang bảo vệ sân kho, mương thoát nước…Khi là cán bộ HTX Doãn để con trai tham ô nhiều tấn gạo.
9- Lê Thị Loan, ăn nói thô tục, mất dạy, gia đình cũng lấn đất xóm 4, đất sân bay, từng có tiền sự về hành vi gây rối ở xã. Loan thường lợi dụng bố đẻ là liệt sĩ về nhập hồn chửi bới mất dạy…..và nhiều đối tượng khác thậm chí có cả những đối tượng thần kinh, phụ nữ đanh đá, nanh nọc để gây rối…

Từ khi tham gia tổ Đồng Thuận các nhân vật trên đều không làm ăn gì nhưng vẫn có nhiều tiền, cuộc sống đàng hoàng… Tiền đó từ đâu ra, mọi người chắc đã có câu trả lời….”
(Theo trang VNTB)

3 nhận xét:

  1. Các thành phần bất hảo thường tập trung lại để chống đối chính quyền hoặc làm các việc làm sai trái.

    Trả lờiXóa
  2. Từ khi tham gia tổ Đồng Thuận các nhân vật trên đều không làm ăn gì nhưng vẫn có nhiều tiền, cuộc sống đàng hoàng… Tiền đó từ đâu ra, mọi người chắc đã có câu trả lời….”

    Trả lờiXóa
  3. Cái sai trong vụ án ở Đồng Tâm là do lòng tham của con người chứ không phải sai vì "sở hữu toàn dân". Sở hữu toàn dân về đất đai là thành quả vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám 1945 và sẽ luôn luôn như vậy.

    Trả lờiXóa