Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

Đừng vội bi quan

TPP là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng (bao gồm cả các vấn đề thương mại và phi thương mại), và mức độ cam kết rất cao (được đánh giá là FTA có mức độ cam kết cao nhất từ trước tới nay của Việt Nam). Nếu TPP hiện tại được thông qua, có thể bao phủ 40% kinh tế toàn cầu và bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm. Việt Nam sẽ là quốc gia được hưởng lợi lớn. Dự kiến TPP sẽ có hiệu lực từ năm 2018.
Với cái gọi là "khai tử, ngay sau lễ nhận chức Tổng thống, chính quyền của ông Donald Trump đã ra thông cáo về việc rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo ông Donald Trump, đó là "điều tốt đẹp dành cho người lao động Mỹ". Động thái này của lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất TPP đồng nghĩa với việc 11 nước còn lại phải đàm phán lại hoặc "khai tử" hiệp định, bởi theo thoả thuận trước đó, TPP chỉ có hiệu lực được ít nhất 6 nước phê chuẩn trước tháng 2/2018 và các nước này phải đóng góp ít nhất 85% GDP trong khối (tức là không thể thiếu Mỹ hoặc Nhật).
Lãnh đạo 12 nước thành viên Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đồng ý đẩy mạnh nỗ lực thực thi hiệp định này, bất chấp quan điểm phản đối của Tổng thống mới đắc cử - Donald Trump. Trước tình hình TPP không thành công, các nước đều có phương án đối phó hữu hiệu:
Nhật Bản cũng có một số lựa chọn khác - tiếp tục theo đuổi TPP mà không có Mỹ, đàm phán một hiệp định thương mại song phương với Mỹ, hoặc ưu tiên thương mại tự do với các nước khác. "Nhật Bản có lẽ sẽ xem xét tất cả lựa chọn này", ông Noboru Hatakeyama Chủ tịch Viện Kinh doanh và Đầu tư Quốc tế Nhật Bản cho biết. Quốc hội Nhật đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), bất chấp việc Tổng thống đắc cử Mỹ - Donald Trump dọa rút khỏi thoả thuận này.
Hội nghị APEC được tổ chức tại Peru, kéo dài đến hết ngày 20/11. Tại đây, 21 nền kinh tế sẽ bàn bạc về tầm quan trọng của thương mại tự do và thị trường mở khi thế giới phải đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ngày càng tăng, trong khi tăng trưởng thương mại còn yếu.
Bộ trưởng Thương mại Canada - Francois-Philippe Champagne cho biết sẽ cùng các nước thành viên TPP cân nhắc mọi lựa chọn, kể cả việc cứu vãn bằng một thỏa thuận mới mà không có sự tham gia của Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình cũng cam kết mở cửa kinh tế hơn nữa trong bối cảnh các lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương tìm kiếm giải pháp tự do thương mại mới sau kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ. "Trung Quốc sẽ không đóng cửa với thế giới bên ngoài, mà sẽ cởi mở hơn nữa. Chúng tôi muốn thành quả của sự phát triển phải được chia sẻ", ông cho biết.
Tổng giám đốc JLL phân tích, thị trường Việt Nam cho thấy được sự tăng trưởng cao dựa trên nguồn cầu nội địa mạnh mẽ từ cơ sở nhân khẩu học và tốc độ đô thị hóa. Những biến động chính trị và rủi ro gia tăng từ bên ngoài sẽ làm tăng tính đa dạng của thị trường Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư. Nếu sự tăng trưởng của Việt Nam giữ được tốc độ ổn định sẽ khiến thị trường ngày càng trở nên hấp dẫn hơn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, sức mạnh nội tại của thị trường mới là yếu tố quyết định. Tổng giám đốc JLL phân tích, thị trường Việt Nam cho thấy được sự tăng trưởng cao dựa trên nguồn cầu nội địa mạnh mẽ từ cơ sở nhân khẩu học và tốc độ đô thị hóa. Những biến động chính trị và rủi ro gia tăng từ bên ngoài sẽ làm tăng tính đa dạng của thị trường Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư. Nếu sự tăng trưởng của Việt Nam khiến thị trường ngày càng trở nên hấp dẫn hơn trong thời gian tới.
Như vậy, số phận của TPP sẽ có sự chuyển động mới, thuận theo tình hình.

hp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét