Ngày 12/02/2020, tại Strasbourg hiệp định tự do mậu
dịch Việt Nam – EU (EVFTA) và hiệp định bảo hộ đầu tư, sau tám năm đàm phán, đã được các
nghị sĩ châu Âu bỏ phiếu thông qua. Cơ hội và
thách thức từ EVFTA vừa là bài toán có tính thời sự vừa là vấn đề cơ bản cho các các doanh nghiệp
Việt Nam .
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu mở
ra nhiều cơ hội đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng thị trường hàng hóa vào khu vực. Lợi ích mà Hiệp
định mang lại. ưu đãi thuế qua theo Hiệp định này đối với những mặt hàng ta đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới.
Tuy nhiên, EVFTA đang đặt ra nhiều thách thức – “sóng cả”. Bởi vì, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nhưng để tận dụng những cơ hội này kèm theo chi phí tuân thủ rất cao. Các doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ hóa; tiêu chuẩn an toàn, lao động; sở hữu trí tuệ và các kênh phân phối hay kết nối với. Doanh
nghiệp phải có thông tin rộng rãi từ FTA, đặc biệt là EVFTA.Về lý thuyết, ở những lĩnh vực nào có đối đầu trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp EU thì cạnh tranh trong EVFTA
sẽ phức tạp hơn.
Để tận dụng được cơ hội này, vượt qua thách thức, theo các chuyên gia kinh tế, các
nhà khoa học, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải chủ động nâng cao năng lực của mình, có nền tảng là năng lực cạnh tranh bền vững cho hội nhập thành công. Doanh nghiệp luôn phải học hỏi nghiêm túcvề mặt pháp lý để giảm thiểu tối đa chi phí; tuân thủ đúng những điều khoản hiệp định mới có thể tận dụng tối đa cơ hội; doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin về Hiệp định EVFTA để nắm vững
cam kết của Việt Nam và cam kết của EU, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế qua theo Hiệp định này đối với những mặt hàng ta đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới. Cùng với
việc nghiên cứu về những nội dung của Hiệp định, các doanh nghiệp cần nghiên cứu và có các giải pháp cụ thể như: nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả; cần đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ và về tiêu chuẩn kỹ thuật của EU.
Doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức, phải hiểu về các cam kết, thách thức, cơ hội liên quan đến ngành và lĩnh vực của mình. Có chiến lược, quản trị, nhân lực, chất lượng hàng hóa và dịch vụ theo tiêu chuẩn châu Âu… kinh doanh trong bối cảnh mới, tiếp nhận và chủ động về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. Phải tái cấu trúc các thị trường, bạn hàng, nguồn cung ứng. Xây dựng và điều chỉnh linh hoạt kế hoạch,
quy mô kinh doanh trung, dài hạn; chủ động thích nghi môi trường kinh doanh do quá
trình hội nhập kinh
tế quốc tế mang lại. Có khả năng nắm bắt và tận dụng những lợi thế mang lại cho nhau, bổ sung lẫn nhau. Việt Nam không chỉ là mong muốn, là sẵn sàng mà là
thành viên tích cực, chủ động trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
Theo các chuyên gia, EVFTA
được kỳ vọng góp phần làm GDP Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18-3,25%;
sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra nhiều
vấn đề thách thức.
Với kinh
nghiệp trong quan hệ quốc tế của Việt Nam cùng những thành công đầy sức thuyết
phục trên các mặt kinh tế,, chính trị, ngoại giao…. Với những chứng cứ, cơ sở
nền tảng chắc chắn cho EVFTA khẳng định niềm tin và những thắng lợi.
PC
đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp
Trả lờiXóaHiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu mở ra nhiều cơ hội đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng thị trường hàng hóa vào khu vực. Lợi ích mà Hiệp định mang lại là ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này đối với những mặt hàng ta đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới.
Trả lờiXóaĐể tận dụng được cơ hội này, vượt qua mọi thách thức, theo các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải chủ động nâng cao năng lực của mình, có nền tảng năng lực cạnh tranh bền vững cho hội nhập thành công.
Trả lờiXóaCác doanh nghiệp phải có khả năng nắm bắt và tận dụng những lợi thế mang lại cho nhau, bổ sung lẫn nhau. Việt Nam không chỉ là mong muốn, là sẵn sàng mà là thành viên tích cực, chủ động trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
Trả lờiXóa